Bối cảnh Quốc_dân_Đại_hội_Trung_Hoa_Dân_Quốc

Ý tưởng của Tôn Trung Sơn khi xây dựng thể chế Quốc dân Đại hội, ông cho rằng, quan hệ giữa "Chính quyền" và "Trị quyền", việc "Chính" là việc của công chúng, "Trị" là việc quản lý, "Chính trị" là việc quản lý các vấn đề của công chúng. Từ đó, ông đưa ra chức năng của Chính phủ chia thành Chính quyền và Trị quyền. Người dân có bốn loại "Chính quyền" gồm bầu cử, bãi miễn, thiết chế, xem xét, và "Trị quyền" gồm có năm nhánh (Viện Hành chính, Viện Lập Pháp, Viện Tư Pháp, Viện Giám Sát, Viện Khảo Thí) có chức năng phục vụ cho nhu cầu của người dân. Trong đó, Quốc dân Đại hội giữ quyền giám sát chính phủ, quyết định chủ quyền lãnh thổ, sửa đổi hiến pháp. Về mặt pháp lý, địa vị Quốc dân Đại hội nằm trên năm nhánh Trị Quyền. Người dân bầu cử đại biểu Quốc dân Đại hội thực hiện quyền giám sát công việc của chính phủ, từ đó làm cho mối quan hệ giữa Chính quyền và Trị quyền được cân bằng, quyền lợi của người dân không bị chính phủ xâm phạm và được thụ hưởng những chức năng từ chính phủ.